Mang thai có ăn được lá lốt không?
Theo quan niệm dân gian thì mang thai ăn lá lốt sẽ bị mất sữa, vậy sự thật là như thế nào? Mang thai có ăn được lá lốt không là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc bởi lá lốt là món ăn thường ngày và tạo hương vị rất tốt bởi vậy các chị em trong thời kỳ bầu bí cũng rất thích ăn các món từ lá lốt.
Lá lốt gây mất sữa có phải sự thật?
Lá lốt còn có tên gọi khác là lá lốp, tất bát, tên khoa học là Piper lolot C. DC. (Họ Hồ tiêu), được trồng nhiều ở các vùng nông thôn, có tác dụng chữa bệnh và chế biến nhiều món ăn ngon. Lá lốt có các thành phần hóa học như flavonoid, alcaloid.
Theo Đông y, lá lốt là một vị thuốc. Lá lốt có tính ôn, hạ khí chỉ thống chuyên trị phong thấp, tê bại, chân tay lạnh, tiêu hóa kém, đầy hơi, nôn mửa, thận và bàng quang…
Theo bác sỹ Hà Thị Huệ thì chưa hề có chứng minh khoa học nào về thậm chí một số thử nghiệm cho thấy thành phần flavonoid, alcaloid và tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tích cực đến sức khỏe bà bầu.
Mang thai có ăn được lá lốt không?
Theo dân gian, khi bà bầu ăn lá lốt sẽ giúp cải thiện tiêu hóa đồng thời kích thích sự thèm ăn. không chỉ vậy, trong thời gian cho con bú, ăn lá lốt sẽ giúp mẹ có lượng sữa tiết ra nhiều hơn.
Thành phần trong lá lốt có nhiều chất chống oxy hóa. Bởi vậy đây là một phương thuốc hiệu quả để chữa ho, chảy máu chân răng, mất nước - một trong những tình trạng thường xuyên gặp ở các bà bầu.
Bởi vậy bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt nhé!
Cách ăn lá lốt trong thời kỳ bầu
Bạn nên chú ý rằng ăn cái gì quá nhiều cũng không tốt tuy rằng bổ cho mẹ bầu thì cũng hạn chế ăn nhiều và chú ý kết hợp với các món ăn khác nhau để có thể điều chỉnh dinh dưỡng sao cho tốt nhất.
Bạn có thể kết hợp lá lốt với các loại thịt khác nhau để tăng thêm hương vị. Ngoài ra thì bạn cũng nên chú ý đến chế độ tập luyện khi mang thai kết hợp với uống nhiều nước để quá trình mang thai thuận lợi hơn nhé!
Tham khảo thêm: